Trạm biến áp hợp bộ 1000kVA hay còn được gọi là trạm kios hợp bộ chứa máy biến áp 1000kVA bên trong cùng các tủ điện khác như tủ RMU, tủ hạ thế. Tất cả các thiết bị này được đặt cùng trong một vỏ sắt kín, đặt ngoài trời được gọi là trạm biến áp hợp bộ, hay trạm kios hợp bộ. Tiền tố 1000kVA đi kèm thể hiện công suất của trạm này. Vậy khi đặt trạm biến áp hợp bộ cần chú điều gì? Hãy cùng chúng tôi làm rõ điều này ngay sau đây nhé
Trạm biến áp hợp bộ là gì?
Trạm biến áp hợp bộ là trạm biến áp được sản xuất giống dạng một kios bao che, nó chứa đựng máy biến áp, tủ RMU và tủ hạ thế bên trong và được đặt ngoài trời. Chúng còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: trạm kios, trạm biến áp kios hợp bộ
Những yêu cầu khi sản xuất lắp đặt trạm biến áp hợp bộ
Trạm biến áp hợp bộ được thiết kế kín để bảo vệ các thiết bị đặt bên trong nó. Vì vậy, khi sản xuất và chế tạo cần thiết kế phần nóc kín khít không để nước chảy vào các thiết bị điện dẫn đến chập cháy. Mặt khác, phải đảm bảo thông thoáng, lưu thông không khí để làm mát những thiết bị bên trong. Đặc biệt là máy biến áp, đây là thiết bị sinh nhiệt nhiều nhất đồng thời cần phải có các thiết bị sấy ẩm khi ngoài trời nồm ẩm để tránh hiện tượng phóng điện phần cao thế của máy biến áp gây ra.
Cấu tạo của trạm biến áp hợp bộ
Trạm biến áp hợp bộ có vỏ trạm được sản xuất và chết tạo bằng thép, gồm 3 khoang riêng biệt, ngăn cách nhau bởi các vách thép bao gồm:
- Khoang trung thế: Đây là khoang chứa các thiết bị đóng ngắt nguồn đầu vào cho máy biến áp, thường là các cầu dao phụ tải, các tủ RMU…
- Khoang máy biến áp: Đây là khoang rộng nhất, là nơi đặt máy biến áp
- Khoang hạ thế: Đây là khoang chứa tủ điện hạ thế tổng và tủ tụ bù
Ngoài ra trạm biến áp hợp bộ còn có các thiết bị như quạt làm mát cưỡng bức, bộ điều khiển nhiệt độ và điển trở sấy và các đèn chiếu sáng đi kèm.
Trạm biến áp hợp bộ kiểu KIOS
Phân loại trạm biến áp hợp bộ
Phân loại trạm biến áp hợp bộ theo cách thức triển khai thì gồm các loại: Trạm biến áp kiểu xây, trạm biến áp kiểu kios hay trạm biến áp kiểu trụ
Trạm biến áp hợp bộ kiểu kín đặt trong nhà
Phân loại theo công suất máy biến áp thì có các loại như: Trạm biến áp hợp bộ 300KVA, Trạm biến áp hợp bộ 400KVA, Trạm biến áp hợp bộ 500KVA, Trạm biến áp hợp bộ 630KVA, Trạm biến áp hợp bộ 750KVA, Trạm biến áp hợp bộ 1000KVA, Trạm biến áp hợp bộ 1250KVA…
Ưu điểm và nhược điểm của trạm biến áp hợp bộ
Ưu điểm của trạm biến áp hợp bộ
- Tính cơ động cao, có thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác một cách dễ dàng
- Thời gian lắp đặt nhanh, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành
- Chi phí lắp đặt thấp
- Tiết kiệm không gian lắp đặt
- Mang lại thẩm mỹ cho công trình
- Dễ dàng tháo lắp, thuận tiện cho quá trình bảo dưỡng, sửa chữa
Nhược điểm của trạm biến áp hợp bộ
- Khó có khả năng mở rộng thêm thiết bị
- Khi thay thế phải thay đúng chủng loại, do kích thước bị cố định
- Tuổi thọ không quá dài, khoảng 10 đến 15 năm
Vị trí đăt trạm biến áp hợp bộ
Trạm kios hợp bộ là một trong những giải pháp kỹ thuật tối ưu cho khách hàng nhằm tiết kiệm diện tích xây dựng, sử dụng trong các hộ phụ tải nội thị, các khu vực công cộng hay các nhà máy xí nghiệp, các công trình xây dựng…
-
Nhà máy, xí nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ hoặc vừa.
-
Các khu dân cư, thị trấn, đô thị mới lắp đặt ngoài trời.
-
Thường lắp đặt cho các mục đích phục vụ công cộng chiếu sáng đường, trạm bơm nước,…
Công ty sản xuất trạm biến áp hợp bộ tại Hà Nội
IEEC Việt Nam là đơn vị sản xuất tủ bảng điện, thang máng cáp, trạm biến áp quy mô lớn. Với nhà máy rộng trên 2000m2 cùng nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại
Chúng tôi có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất tủ điện, trạm điện. Với hàng nghìn dự án trải dài khắp cả nước. Chúng tôi tự tin là đơn vị có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng
Mọi nhu cầu về trạm biến áp hợp bộ. Hãy gọi cho chúng tôi
- Hotline/Zalo: 098-434-8386
- Email: tgd.ieec.vn@gmail.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.