Tụ bù là gì ? cấu tạo tụ bù như thế nào ?tụ bù loại nào hãng nào tốt? cách đấu lắp đặt tụ bù đúng kĩ thuật ?công dụng của tụ bù là gì? Tại sao phải lắp tụ bù ? cách tính dung lượng tụ bù ? Tụ bù có tiết kiệm điện không? …
Đó là những câu hỏi mà bất cứ ai đang có ý định mua bán hoặc sử dụng tụ bù đều thắc mắc.Bạn có muốn được giải đáp và hướng dẫn lựa chọn các loại tụ bù giá rẻ chất lượng và có chiết khấu tốt nhất trên thị trường hiện nay.Chúng tôi IEEC VIỆT NAM sẽ giải đáp tháo gỡ giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp mà vẫn tối ưu chi phí.
TỦ ĐIỆN TỤ BÙ LÀ GÌ ?
-Tụ bù là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện (điện môi), tụ có tác dụng tích và phóng điện trong mạch điện.
Tủ điện tụ bụ
-Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ bù ở một hiệu điện thế nhất định gọi là điện dung của tụ bù. Nó được xác định bằng thương số giữa điện tích của tụ bù và hiệu điện thế giữa hai bản của nó (C=Q/U).
-Trong hệ thống điện, tụ bù được sử dụng với mục đích bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất cosφ (cos phi) nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của lưới điện và tránh bị phạt tiền theo quy định của ngành Điện lực. Do đó lắp tụ bù sẽ giảm được một khoản đáng kể tiền điện hàng tháng (giảm vài chục % tùy theo từng đơn vị). Tụ bù là thành phần chính trong Tủ điện bù công suất phản kháng bên cạnh các thiết bị khác để đảm bảo hệ thống bù hoạt động thông minh, ổn định và an toàn như: Bộ điều khiển tụ bù, Thiết bị đóng cắt, bảo vệ, Cuộn kháng lọc sóng hài, Thiết bị đo, hiển thị,…
-Trong thực tế TỤ BÙ thường có các cách gọi như: tụ bù điện, tụ bù công suất, tụ bù công suất phản kháng, tụ bù cos phi
Cấu tạo Tụ bù
Thành phần cấu tạo của tụ bù là loại tụ giấy được tẩm dầu đặc biệt, gồm các lá nhôm dài được cách điện bằng các lớp giấy. Tất cả được cố định tại một bình hàn kín, hai đầu cực được đưa ra bên ngoài.
Cấu tạo tủ điện tụ bù
Phân loại tụ bù,tụ bù loại nào tốt nhất:
Phân loại theo cấu tạo, phân loại theo điện áp.
-Phân loại theo cấu tạo: Tụ bù khô và Tụ bù dầu. Tụ bù khô là loại bình tròn dài. Ưu điểm là nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ dễ lắp đặt, thay thế, chiếm ít diện tích trong tủ điện. Giá thành thường thấp hơn tụ dầu. Tụ bù khô thường được sử dụng cho các hệ thống bù công suất nhỏ, chất lượng điện tương đối tốt. Tụ khô phổ biến trên thị trường Việt Nam có các giải công suất bù 10, 15, 20, 25, 30kVAr. Một số hãng có loại nhỏ 2.5, 5kVAr và loại lớn 40, 50kVAr.
Tụ bù điện hạ thế 3 pha loại tụ khô
Tụ bù dầu là loại bình chữ nhật (cạnh sườn vuông hoặc tròn). Ưu điểm là độ bền cao hơn. Tụ dầu thường được sử dụng cho tất cả các hệ thống bù. Đặc biệt là các hệ thống bù công suất lớn, chất lượng điện xấu, có sóng hài (dùng kết hợp với cuộn kháng lọc sóng hài). Tụ bù dầu phổ biến trên thị trường Việt Nam có các giải công suất bù 10, 15, 20, 25, 30, 40, 50kVAr.
Tụ bù điện hạ thế 3 pha loại tụ dầu
-Phân loại theo điện áp:
- Tụ bù hạ thế 1 pha, Tụ bù hạ thế 3 pha.
- Tụ bù hạ thế 1 pha: Có các loại điện áp 230V, 250V.
- Tụ bù hạ thế 3 pha: Có các loại điện áp 230, 380, 400, 415, 440, 525, 660, 690, 720, 1100V. Phổ biến nhất là 2 loại điện áp 415V và 440V. Tụ bù 415V thường được dùng trong các hệ thống điện áp tương đối ổn định ở điện áp chuẩn 380V. Tụ bù 440V thường sử dụng trong các hệ thống điện áp cao hơn điện áp chuẩn, các hệ thống có sóng hài cần lắp kèm với cuộn kháng lọc sóng hài.
Nguyên lý hoạt động của tủ tụ bù:
Công suất phản kháng là công suất không sinh ra công hữu ích trong quá trính biến đổi điện năng thành dạng năng lượng khác hoặc có thể từ năng lượng điện sang chính năng lượng điện, đơn vị là VAR hay KVAR.
Yêu cầu về công suất tác dụng và công suất phản kháng phải đáp ứng đủ thì thiết bị điện mới có thể hoạt động tốt. Tổng hợp của 2 công suất này gọi là công suất biểu kiến đơn vị VA hoặc KVA. Ba loại công suất này có một mối quan hệ mật thiết với nhau:
S2 = P2 + Q2
P = S. cosϕ
Q = S. sinϕ
(S là công suất biểu kiến, P là công suất tác dụng, Q là công suất phản kháng)
Hệ số cos ϕ càng lên cao thì tải sẽ tạo ra càng nhiều công, khi dùng tụ bù thì nguồn chỉ cấp một phần công suất phản kháng, phần còn lại sẽ do tụ bù thêm vào, giúp công suất tác dụng sẽ được tăng lên.
Để truyền tải tốt điện năng, dòng điện sẽ làm dây bị nóng lên, tạo ra một lượng sụt áp trên đường dây tải điện. Dòng điện tỉ lệ với công suất biểu kiến nên khi sử dụng tụ bù để bù vào phần công suất phản kháng sẽ có tác dụng làm mát và tăng hệ số công suất (cosϕ).
Tủ điện tụ bù thường gồm nhiều bước tụ, mỗi bước tụ được tắt bật bằng Contactor. Một bộ điều khiển kiểm soát hệ số công suất của mạng điện sẽ thực hiện đóng mở các Contactor qua đó làm cho hệ số công suất của cả mạng điện thay đổi.
Ưu điểm của tủ tụ bù:
“Ưu điểm của tụ bù không những tăng hệ số cos phi để giảm tiền phạt công suất vô công gây ra mà còn cho phép người sử dụng máy biến áp, thiết bị đóng cắt và cáp nhỏ hơn,…đồng thời làm nhẹ tải cho máy biến áp, giảm tổn thất điện năng và sụt áp trong mạng điện.
Bên cạnh đó, hệ số công suất (hệ số cos phi) cao cho phép tối ưu hóa các phần tử cung cấp điện. Khi ấy các thiết bị điện không cần định mức dư thừa. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất, cần đặt tụ cạnh từng phần tử của thiết bị tiêu thụ công suất phản kháng.”
Tủ điện tụ bù được cung cấp bởi IEEC VN
Ứng dụng tủ tụ bù:
Tủ điện bù công suất phản kháng được lắp đặt trong các hệ thống điện sử dụng các tải phụ có tính cảm kháng cao, hay lắp ở phòng kỹ thuật điện hoặc khu vực trạm biến áp cho những công trình lớn như nhà máy, xí nghiệp, các khu văn phòng, khu chung cư đông đúc, bệnh viện…
- Tủ điện tụ bù do IEEC sản xuất có thể điều khiển bằng chế độ tự động (Automatic) hoặc bằng tay (Manual)
- Tủ có thể sử dụng cuộn kháng điện để giảm sóng hài hoặc sử dụng các thiết bị khác tùy vào yêu cầu của Quý khách hàng
- Tủ được thiết kế để thoát nhiệt tốt và có hệ thống quạt thông gió làm mát tủ và điện trở sấy làm giảm độ ẩm trong tủ