Tủ điện chiếu sáng là gì? Những loại tủ điện chiếu sáng phổ biến hiện nay

Đối với các công trình xây dựng, nhà máy – xí nghiệp, các khu vực công cộng hay thâm chí là các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng lớn. Thì việc sử dụng đến tủ điện chiếu sáng là không thể thiếu. Bởi không những chúng giúp bảo vệ và điều chỉnh hệ thống chiếu sáng một cách hiệu quả và tối ưu, mà còn là thiết bị giúp tiết kiệm điện năng, công sức và thời gian khi quản lý. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin về thiết bị này nhé!

Khái niệm của tủ điện chiếu sáng

Tủ điện chiếu sáng cũng giống như các loại tủ điện công nghiệp khác. Được dùng để chứa các thiết bị điện điều khiển hoặc đóng ngắt, tủ điện đóng vai trò điều khiển hệ thống đèn chiếu sáng ở các khu vực công cộng, chiếu sáng văn phòng, vườn hoa – công viên, đường phố,…

Tủ điện chiếu sáng sử dụng các bộ điều khiển đóng/ngắt theo thời gian thực như các bộ điều khiển hoặc Timer có thể lập trình chế độ điều khiển phức tạp như vi điều khiển, PLC. Chức năng của tủ điện chiếu sáng được thiết kế đơn giản hoặc phức tạp, thậm chí chức năng thông minh tự động nhận biết điều khiển chiếu sáng để điều chỉnh cường độ sáng phù hợp hay bật tắt bóng đèn thì còn phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu của người sử dụng.

Khái niệm tủ điện chiếu sáng
Khái niệm tủ điện chiếu sáng

Xem thêm >>>>> Tủ ACB là gì? Các loại tủ ACB phổ biến hiện nay

Đặc điểm chung của tủ điện chiếu sáng

Cấu tạo của tủ điện

Vỏ của tủ điện

Vỏ của tủ điện được có cấu tạo từ chính từ chất liệu cao cấp có khả năng cách điện tối ưu, chống gỉ sét hiệu quả. Đặc biệt tủ có khả năng chống chịu lại các tác động từ bên ngoài môi trường dù là khắc nghiệt nhất.

Bộ phận thân của vỏ tủ là nơi chứa đựng và bảo vệ các thiết bị đóng/cắt, điều khiển hệ thống điện và đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình vận hành và sử dụng.

Vỏ tủ điện thường có kích thước: (Dài x rộng x sâu)

  • Đối với loại không lắp công tơ: 1000 x 600 x 300mm
  • Đối với loại lắp công tơ: 1200 x 600 x 300mm

Thiết bị đóng ngắt MCCB: Có vai trò bảo vệ các linh kiện khác bên trong tủ điện và đóng/ngắt mạch tổng.

Timer: Là bộ điều khiển thời gian, giữ vai trò điều khiển thời gian để cài đặt thời gian bật/tắt các thiết bị điện.

Thanh cái đồng có chức năng kết nối các thiết bị điện với nhau tạo thành một hệ thống chiếu sáng hoàn chỉnh.

Đèn LED bên trong của tủ điện: Sử dụng được cho nhiều loại tủ điện khác nhau như: Tủ điện công nghiệp, tủ điện ngoài trời. Là loại đèn chuyên dùng để chiếu sáng bên trong tủ và có công tắc bật/tắt trong tủ điện. Không những giúp việc điều khiển, sửa chữa, hoạt động hệ thống trong tủ điện diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Nguyên lý hoạt động 

Toàn bộ hệ thống chiếu sáng sẽ được điều khiển đóng/ngắt tự động bằng rơ le, thời gian được cài đặt trong tủ cấp điện và điều khiển chiếu sáng 50A-400V bằng tay hoặc theo các chế độ tự động:

  • Chế độ vào buổi tối (17h-22h): Bật 100% số đèn.
  • Chế độ đêm khuya (22h-6h):Sẽ tắt bớt 2/3 số đèn, số đèn còn lại sang 60% công suất định mức và giảm 40% công suất tiết kiệm điện.
  • Chế độ vào ban ngày (6h-17h): Tắt toàn bộ số đèn.

Để thực hiện được các tiêu chí trên ta phải sử dụng đến rơ le thời gian để điều khiển và cấp điện cho cuộn hút của công tắc tơ K1, K2.

  • Chế độ vào buổi tối: Sẽ có cả 3 công tắc tơ đều có điện: 100% số bóng đèn được bật.
  • Chế độ đêm khuya: Sẽ chỉ có công tắc tơ K1 có điện và K2 mất điện: 1/3 số bóng sẽ được bật sáng.
  • Chế độ ban ngày: Cả 3 công tắc tơ đều mất điện và toàn bộ bóng đèn đều được tắt.

Bởi vì thời gian ban ngày của mùa hè và mùa đông khác nhau nên ngoài việc cài đặt thời gian để công tắc tơ tác động thì cũng còn tùy thuộc vào chế độ của mỗi mùa. Để tiết kiệm điện năng cho giờ vào mùa hè và đủ độ sáng đường cho giờ vào mùa đông thì người thiết kế chiếu sáng sẽ tự cài lại chế độ thời gian tác động cho rơ le thời gian.

Khi tủ điện bắt đầu được bật điện,điện áp được giữ ổn định ở định mức 220V và cho phép kéo dài tuổi thọ của bóng đèn đến 22h đêm (thời điểm này sẽ tùy thuộc vào người cài đặt) khi lưu lượng người đi trên đường giảm thì công suất tủ phát ra cũng được giảm theo mức đã cài đặt. Quá trình giảm công suất sẽ được thực hiện từ từ theo nhiều mức chứ không giảm đột ngột, sẽ không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và đảm bảo an toàn toàn cho người tham gia giao thông.

Nếu đoạn đèn đường có công suất 20KW thì một năm sẽ tiết kiệm được 23.400KWh. Như vậy, số lượng tiền tiết kiệm trong một năm là rất lớn. Giải pháp này hiện đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và cũng đã bắt đầu ứng dụng tại Việt Nam.

Ứng dụng của tủ điện chiếu sáng

Tủ điện chiếu sáng được dùng cho các hệ thống đèn chiếu sáng trong các khu vực công cộng hay thậm trí là các khu xây dựng – công trình lớn mà cần đến hệ thống chiếu sáng. Ngoài ra, tủ điện còn có vai trò chứa và bảo vệ các thiết bị điện, điều khiển, đóng/ngắt bên trong tủ khỏi những tác nhân gây hại từ bên ngoài môi trường, giúp cho hệ thống chiếu sáng vận hành và hoạt động ổn định. Đồng thời giúp đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng cũng như sử dụng.

Ứng dụng của tủ điện chiếu sáng
Ứng dụng của tủ điện chiếu sáng

Xem thêm >>>>> Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ tụ bù.

Tủ điện chiếu sáng có những loại nào?

Tủ điện chiếu sáng ngoài trời

  • Tủ ngoài trời được thiết kế và sản xuất theo dạng mái che, kính tủ điện là loại kính cao cấp lắp đặt ngoài trời chịu được các ảnh hưởng:  Nắng, mưa do thời tiếtvà chịu được các va đập nhẹ trong quá trình di chuyển hoặc từ các tác nhân bên ngoài.
  • Nguyên liệu cấu tạo chính của tủ điện là: Chất liệu tráng kẽm, Inox, dày 2-3mm, thép cán nguội hoặc thép cán nóng.
  • Tủ điện có cấu tạo bởi 2 lớp cửa.
  • Tủ được sử dụng chủ yếu để điều khiển hệ thống chiếu sáng lớn như: Ở các khu công nghiệp, nhà máy, khu chế xuất; các nơi công cộng, đường phố; khu đô thị, sân vận động,…
  • Được làm từ chất liệu cao cấp nên dù được sử dụng ở ngoài trời trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng không cần dùng đến tấm bảo vệ.

Tủ điện chiếu sáng công nghiệp

  • Tủ điện được thiết kế có chế độ điều khiển tự động bằng bằng tay hoặc bằng rơ le.
  • Chế độ hoạt động có thể cài đặt từ trạm điều khiển trung tâm vào cả ngày và đêm.
  • Tủ công nghiệp thường được sử dụng để lắp đặt cho hệ thống đèn đường, khu vực công cộng như công viên, khu vui chơi, cũng như các tòa nhà, khu chung cư, đèn chiếu sáng đô thị – cầu – đường, hay thâm trí là ở các trạm biến áp…
  • Không những có vai trò chứa đựng và bảo vệ các thiết bị điện mà còn được đánh giá là loại thiết bị quan trong trong hệ thống điều khiển đèn led công nghiệp.

Tủ điện chiếu sáng plc

  • Tủ điều khiển PLC có 2 chế độ hoạt động: Tự động hoặc bằng tay.
  • Cài đặt thông số hoạt động của tủ điện thông qua phím chức năng
  • Có thể cài đặt chế độ hoạt động linh hoạt của tủ theo thời gian và công suất của đèn.
  • Có thể tự động thay đổi chế độ sáng của đèn theo mùa.
  • Tủ điều khiển PLC thường được sử dụng trong trường hợp để cài đặt thời gian bật/tắt bóng đèn, được dùng chủ yếu trong các công trình chiếu sáng công cộng (tủ điện chiếu sáng đèn đường) hay chiếu sáng sân vườn.
Tủ điện chiếu sáng có những loại nào?
Tủ điện chiếu sáng có những loại nào?

Tủ điện chiếu sáng timer

  • Tủ điện Timer là loại tủ điện hoạt động một cách đơn giản mà lại có mức chi phí đầu tư thấp.
  • Tủ điện có chức năng giám sát và điều khiển từ xa.
  • Tủ Timer được dùng trong các trường hợp để cài đặt thời gian bật/tắt bóng đèn. Và thường được dùng cho các công trình chiếu sáng sân vườn và chiếu sáng ngoài trời (tủ điều khiển đèn đường).

Tủ điện điều khiển

  • Tủ điện điều khiển có 2 chế độ làm việc là: Chế độ điều khiển tự động và chế độ điều khiển bằng tay.
  • Vỏ của tủ điện được làm từ chất liệu tôn tấm có chiều dày lớn hơn 1mm và  hàn khung trên giá
  • Tủ điều khiển tự động được sử dụng chủ yếu để chiếu sáng các khu vực công cộng và các khu vực ngoài trời như: Nhà máy, công viên, vườn hoa… Ngoài ra, tủ còn được dùng dùng cho các công trình xấy dựng cần đến nguồn điện năng chiếu sáng lớn.

Trên đây là những thông tin chia sẻ của IEEC Việt Nam giúp bạn hiểu hơn về tủ điện chiếu sáng. Hiện IEEC cũng đang là đơn vị sản xuất và cung cấp các loại tủ điện công nghiệp như: Tủ điện tổng MSB, tủ điện điều khiển, tủ điện hạ thế – tủ điện LV, tủ điện thi công công trường, tủ biến tần, tủ tụ bù,…

Hãy liên hệ ngay tới Hotline: 098 434 8386 khi bạn cần nhé!


Công Ty Cổ Phần IEEC Việt Nam
Địa chỉ: Số 14B, phố Phan Đình Giót, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 024 6686 1838 / 098 434 8386
Email: tgd.ieec.vn@gmail.com
Page FB: Công Ty Cổ Phần IEEC Việt Nam
Website: www.ieec.com.vn

Bài viết liên quan

Thang máng cáp điện và ứng dụng trong cuộc sống

Hiện nay, thang máng cáp điện là một trong những sản phẩm được sử dụng phổ biến, là một trong những thành phần không thể thiếu trong việc lắp đặt hệ thống cáp điện tại các công trình xây dựng lớn. Và thường được sử dụng trong các công trình xây dựng lớn như: Trường […]

Xem thêm
Thang cáp là gì? Ưu điểm nổi bật của thang cáp

Trong các công trình công nghiệp, các tòa nhà chung cư, các tòa nhà văn phòng, doanh nghiệp, … . Thang máng cáp hiện đang được ứng dụng rất phổ biến và việc lựa chọn sử dụng thang cáp được đánh giá là lựa chọn hoàn hảo khi lắp đặt hệ thống cáp điện. Vậy […]

Xem thêm
Thang máng cáp là gì? Ứng dụng của thang máng cáp

Trong quá trình thi công hệ thống điện sẽ cần rất nhiều những thiết bị vật liệu phụ trợ cần thiết. Thang máng cáp cũng là một trong những bộ phận không thể thiếu trong quá trình lắp đặt để tạo ra một hệ thống điện tối ưu nhất. Vậy, thang máng cáp là gì? […]

Xem thêm
Thang mang cap là gì ? Ưu điểm nổi bật của thang máng cáp

Đối với những công trình có quy mô diện tích lớn như: Các khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy, trung tâm thương mại, … Thì việc sử dụng đến thang mang cap là vô cùng quan trọng bởi sự thuận tiện và lợi ích của chúng. Vậy thang máng cáp là gì? Chúng có […]

Xem thêm