Đối với các căn hộ gia đình, để yên tâm đảm bảo an toàn về nguồn điện khi sử dụng trong gia đình của mình thì sản phẩm tủ điện gia đình là sản phẩm rất cần thiết mà bạn không thể bỏ qua. Vậy tủ điện gia đình là gì? Cách đấu tủ điện ra sao? Bạn đọc hãy cùng IEEC đi tìm hiểu rõ hơn về chúng nhé!
Nội dung chính
- 1 Tủ điện gia đình là gì?
- 2 Lắp đặt tủ điện gia đình có cần thiết không?
- 3 Sơ đồ của tủ điện gia đình
- 4 Những điều cần lưu ý khi thiết kế sơ đồ tủ điện gia đình
- 5 Hướng dẫn cách đấu tủ điện gia đình đảm bảo an toàn
- 5.1 Bước 1: Lựa chọn thiết bị tủ điện phù hợp sau khi tính toán kỹ lưỡng về các thông số kỹ thuật
- 5.2 Bước 2: Phác thảo sơ đồ lắp đặt các thiết bị bên trong tủ điện
- 5.3 Bước 3: Tiến hành bước lắp đặt tủ điện
- 5.4 Bước 4: Tiến hành sắp xếp các thiết bị điện
- 5.5 Bước 5: Đấu nối dây điện với các thiết bị trong tủ điện
- 5.6 Bước 6: Cấp nguồn và chạy không tải
- 6 Đơn vị IEEC Việt Nam cung cấp, sản xuất tủ điện gia đình Uy tín – Chất lượng
Tủ điện gia đình là gì?
Tủ điện gia đình là thiết bị được cấu tạo từ các linh kiện, hệ thống mạch điện nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng lưới điện trong nhà hoạt động ổn định, lâu dài, tránh tình trạng cháy nổ, chập mạng điện xảy ra. Đặc biệt hơn là đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình khi có sự cố không may xảy ra.
Lắp đặt tủ điện gia đình có cần thiết không?
Việc lắp đặt tủ điện trong hệ thống điện của các căn hộ gia đình là vô cùng cần thiết. Bởi vì trong cuộc sống hiện đại, nhu cầu sử dụng điện càng ngày càng tăng với rất nhiều thiết bị điện như: Tủ lạnh, máy giặt, tivi, điều hòa,… Điều đó làm cho hệ thống điện trong các gia đình trở nên phức tạp hơn, dễ xảy ra các sự cố khi không được lắp đặt và quản lý đúng cách.
Không chỉ vậy, mà đối với những gia đình có trẻ nhỏ càng cần phải được quản lý mạng lưới điện một cách cẩn thận để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ và các thành viên trong gia đình.
Xem ngay tại đây >>>>> Ưu điểm của tủ điện Solar, tủ năng lượng mặt trời 1 MW
Sơ đồ của tủ điện gia đình
Để thực hiện việc lắp đặt và đấu nối tủ điện gia đình dễ dàng, nhanh chóng và chính xác thì sơ đồ tủ điện gia đình là không thể thiếu.
Sơ đồ tủ điện thường được khái quát như sau:
- Tủ điện tổng gia đình bao gồm: 1 MCCB chính đảm nhận nhiệm vụ giữ an toàn và đóng cắt toàn bộ hệ thống điện của tòa nhà.
- Căn cứ vào cấu trúc của các tầng và phòng ở, cũng như phòng ngủ, phòng tắm, nhà khách hoặc các thiết bị điện mà bạn có thể lắp đặt thêm các MCB nhánh phù hợp với nhiệm vụ phân phối điện cho từng khu, từng thiết bị đó.
Những điều cần lưu ý khi thiết kế sơ đồ tủ điện gia đình
Trong quá trình thiết kế sơ đồ tủ điện của gia đình bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Bạn cần phải tính toán kỹ lưỡng về công suất, số lượng tổng tất cả các thiết bị điện bao gồm: Hệ thống làm mát , chiếu sáng và các thiết bị dân dụng khác.
- Kỹ sư thiết kế cần có chuyên môn cao, am hiểu lĩnh vực xây dựng hệ thống điện dân dụng cho tòa nhà. Bởi để giữ an toàn cho mạng lưới dây điện, các dây dẫn nối thường được đi âm tường, nếu thiết kế không chuẩn, sai sót sẽ gây cháy nổ, mất công phá dỡ tường để sửa chữa lại và còn làm cho toàn nhà kém thẩm mỹ hơn.
- Cần phải tính toán công suất thừa tối thiểu hơn 30% bởi vì các thiết bị và dây dẫn được thiết kế theo dạng đi âm tường nên cần phải dự trù cho việc phát sinh tải sau này và quá trình lão hóa của các thiết bị điện, dây dẫn. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý về công suất dự tính khi lựa chọn aptomat cho gia đình.
Xem ngay tại đây >>>>> Tại sao bạn nên đặt tủ điện công nghiệp form 2B do IEEC sản xuất và chế tạo?
Hướng dẫn cách đấu tủ điện gia đình đảm bảo an toàn
Cách đấu tủ điện gia đình được thực hiện theo 6 bước dưới đây:
Bước 1: Lựa chọn thiết bị tủ điện phù hợp sau khi tính toán kỹ lưỡng về các thông số kỹ thuật
Việc tính toán các thông số kỹ thuật của các thiết bị tủ điện là điều rất quan trọng và đồng thời cũng là yếu tố quyết định nhất. Bởi vì, nếu như bạn tính toán được thông số kỹ thuật của các thiết bị lắp đặt bên trong tủ điện thì bạn sẽ dễ dàng lựa chọn được loại tủ điện có kích thước và số module thích hợp, phù hợp nhất.
Trước khi tiến hành lắp đặt bạn cần tính toán kỹ lưỡng, điều này không những giúp đảm bảo được việc lắp đặt tủ điện trở nên an toàn nhất mà còn đảm bảo tính kinh tế tốt nhất cho người lắp đặt và sử dụng tủ điện.
Bước 2: Phác thảo sơ đồ lắp đặt các thiết bị bên trong tủ điện
Việc lên sơ đồ phác thảo các thiết bị điện để lắp đặt trong tủ điện là khâu rất quan trọng, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc vận hành hệ thống điện của tủ điện.
Nếu bạn có một bản sơ đồ lắp đặt các thiết bị hoàn hảo và sắp xếp vị trí của các thiết bị điện trong tủ hợp lý nhất sẽ giúp cho bạn có được một tủ điện tiện lợi nhất, phù hợp nhất, khoa học nhất và phát huy được tối đa khả năng, công dụng của tủ điện.
Nếu như bạn có sai sót hay nhầm lẫn trong việc sắp xếp các thiết bị trong tủ điện sẽ gây ra rất nhiều sai sót và ảnh hưởng đến việc vận hành và sử dụng các thiết bị điện trong gia đình.
Bước 3: Tiến hành bước lắp đặt tủ điện
Sau khi đã có được phác họa được sơ đồ lắp đặt thiết bị điện phù hợp với mục đích sử dụng, thì bạn có thể tiến hành lắp đặt tủ điện vào vị trí đã xác định sẵn để cho các thiết bị điện trở nên dễ dàng và thuận tiện khi sử dụng trong hệ thống mạng lưới điện.
Nếu bạn còn băn khoăn về việc lắp đặt tủ điện cho hệ thống điện nhà mình thì hãy liên hệ với Hotline: 098 434 8386 của IEEC Việt Nam để được các nhân viên kỹ thuật của chúng tôi hỗ trợ lắp đặt nhé!
Bước 4: Tiến hành sắp xếp các thiết bị điện
Bạn cần phải sắp xếp các thiết bị điện trong tủ điện một cách khoa học, chính xác để đảm bảo an toàn tốt nhất cho các thiết bị điện trong tủ điện hoạt động một cách tốt nhất.
Quý khách hàng nên cần có sự hỗ trợ từ phía các nhân viên kỹ thuật để có thêm nhiều kinh nghiệm cho việc lắp đặt các thiết bị điện trong tủ điện một cách chính xác và hợp lý nhất.
Bước 5: Đấu nối dây điện với các thiết bị trong tủ điện
Sau khi đã lắp đặt các thiết bị điện trong tủ điện đã đúng vào các vị trí, bước tiếp theo là bắt đầu tiến hành sắp xếp các đầu dây điện theo đúng trật tự để khi có xảy ra các sự cố thì công việc kiểm tra hay sửa chữa các vấn đề sẽ nhanh hơn. Để đảm bảo được hoạt động của các thiết bị điện diễn ra tốt nhất, bạn nên bọc vỏ chống nhiễu cho các loại dây tín hiệu có độ nhạy cao.
Bước 6: Cấp nguồn và chạy không tải
Sau khi đã lắp đặt xong hệ thống tủ điện thì bạn nên kiểm tra lại 1 lần nữa xem hệ thống đấu dây đã được đảm bảo an toàn và không sai sót để tiến hành cung cấp điện cho hệ thống tủ điện. Như vậy, quá trình lắp đặt tủ điện đã được hoàn thiện và có thể đi vào sử dụng.
Tuy nhiên, tùy theo các yêu cầu kỹ thuật và các loại tủ điện kích thước khác nhau mà bạn cần lắp ráp, thiết kế các thiết bị điện khác sao cho phù hợp với mục đích sử dụng mà vẫn đảm bảo an toàn.
Việc lắp đặt tủ điện yêu cầu người lắp đặt cần có kinh nghiệm để đảm bảo được sự an toàn cho các thiết bị điện cũng như đảm bảo an toán cho những người sử dụng.
Xem ngay tại đây >>>>> Ưu điểm của tủ điện công nghiệp Form 3B
Đơn vị IEEC Việt Nam cung cấp, sản xuất tủ điện gia đình Uy tín – Chất lượng
Đối với việc mua các thiết bị điện và lắp đặt tủ điện tại nhà, IEEC khuyên bạn nên tìm hiểu kỹ các đơn vị uy tín cung cấp sản phẩm đạt chuẩn chất lượng và có đội ngũ lành nghề có trình độ chuyên môn cao để tránh tình trạng xảy ra những sự cố không mong muốn.
Đến với IEEC Việt Nam bạn nhận được:
- Sản phẩm chất lượng, đạt chuẩn chính hãng
- Lắp đặt nhanh chóng, đúng tiến độ
- Quy trình làm việc logic, chuyên nghiệp
- Giá cả cạnh tranh
- Bảo hành uy tín, dài lâu
- Tư vấn, hỗ trợ lắp đặt nhiệt tình, chu đáo
Công Ty Cổ Phần IEEC Việt Nam
Địa chỉ: Số 14B, phố Phan Đình Giót, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 024 6686 1838 / 098 434 8386
Email: tgd.ieec.vn@gmail.com
Page FB: Công Ty Cổ Phần IEEC Việt Nam
Website: www.ieec.com.vn