Thông số kỹ thuật trên máy cắt ACB

Ngày nay các hệ thống tủ điện công nghiệp có công suất tiêu thụ lớn thường sử dụng các máy cắt ACB bởi khả năng đóng ngắt mạch điện với dòng điện lớn, an toàn cho người vận hành cũng như giảm thiểu các chi phí bảo dưỡng bảo trì. Với các ưu điểm trên, máy cắt ACB xuất hiện rất nhiều trong các tủ điện tổng của các nhà máy công nghiệp hay trong các tủ điện phân phối nguồn của các toà chung cư cao tầng và các trung tâm thương mại lớn. Việc hiểu và cài đặt các tham số kỹ thuật trên các máy cắt ACB để vận hành sao cho đúng đòi hỏi một hiểu biết nhất định bởi các kỹ sư được đào tạo về chuyên ngành điện. Để hiểu và nắm rõ hơn các tham số này, hãy cùng IEEC phân tích và hiểu rõ hơn qua trong phần dưới đây.

Thông số kỹ thuật máy cắt acb

Các thông số kỹ thuật trên máy cắt ACB

In: Rated current:  Dòng điện định mức

Ui: Rated insulation voltage

  • Điện áp cách điện định mức: dùng để xác định điện trở cách điện.
  • Điện áp vận hành lớn nhất của ACB không được lớn hơn Ui, tức là Ue ≤ Ui.

Uimp: Impulse withstand voltage 

  • Giá trị điện áp áp xung mà ACB chịu đựng được – 12kV.

Ue: Rated operational voltage (AC base)

  • Điện áp vận hành định mức đến 690V.

Icu: Ultimate breaking capacity 

  • Là dòng ngắn mạch lớn nhất mà ACB chịu được. Thông số này được thử nghiệm ứng với chu trình: (Cắt – t – Đóng Cắt) – (O – t – CO).

Ics: Service breaking capacity 

  • Là dòng ngắn mạch max mà máy cắt có thể cắt nhiều lần sao cho ACB không bị hư hỏng.
  • Được thử nghiệm theo chu trình một lần cắt và 2 lần đóng cắt (O – t – CO – t – CO) > ACB có thể cắt ít nhất 3 lần liên tiếp sau khoảng thời gian t.
  • Theo các tiêu chuẩn thì trị số Ics = 25%, 50%, 75% hoặc 100% Icu. Cái này thường phụ thuộc và công nghệ của mỗi nhà sản xuất.

Icw: Short time withstand current 

  • Khả năng chịu dòng ngắn mạch trong khoảng thời gian 1s hay 3s mà máy cắt không bị hư hỏng.

Cách cài đặt các tham số kỹ thuật trên máy cắt ACB

Trên các máy cắt ACB của các hãng thường đi kèm với nó là một bo mạch điện tử (các relay điện tử) để bảo vệ tải cũng như nguồn điện trong quá trình sử dụng ACB. Vậy, làm thế nào để cài đặt đúng các tham số đó thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu các tham số kỹ thuật của relay bảo vệ đi kèm trên máy cắt ACB

Cách cài đặt tham số trên máy cắt ACB

Hình ảnh các tham số kỹ thuật bộ rơ le điện tử đi kèm máy cắt ACB

Nhìn vào hình ảnh trên, mỗi ACB đều đi kèm một relay điện tử bảo vệ, trên các rơ le điện tử đó có các tham sỗ kỹ thuật sau:

  • Inmax: Là dòng điện định mức lớn nhất mà ACB đó có thể chịu được. Trên hình ảnh ACB có dòng định mức lớn nhất là 1600A
  • In: Là dòng điện định mức chạy qua ACB, nó phụ thuộc vào tải mà chúng ta sử dụng. Tham số này được cài đặt ≤Inmax. Tùy thuộc vào mỗi hãng sản xuất khác nhau mà In=0.5÷1*Inmax. Tức là tối đa chúng ta đặt được dòng tải chạy qua máy cắt là dòng lớn nhất mà máy cắt chịu được. Việc làm này giúp chúng ta dễ dàng bảo vệ tải theo từng nhu cầu sử dụng. Lưu ý, trên một số hãng thiết bị thì tham số này còn đc biết đến với tên gọi dòng chỉnh định Ir.
  • LTD TIME: Thời gian trễ ngắt khi dòng điện tải đạt giá trị Is (Is=2÷10*In)
    • Is: Là dòng điện đỉnh lớn nhất chạy qua thiết bị trong một khoảng thời gian ngắn
  • STD TIME: Thời gian trễ ngắt khi dòng điện tải đạt giá trị It, giá trị này phụ thuộc vào dòng diện It (dòng điện tức thời)
    • It: Là dòng điện tức thời chạy qua thiết bị (đây là dòng điện được sinh ra trong quá trình khởi động động cơ, đóng ngắt tải)
    • Ip: Là dòng điện cảnh báo trước khi sảy ra việc ngắt thiết bị
    • Ig: Là dòng điện trạm đất

Dựa vào những phân tích ý nghĩa của các tham số trên, tùy thuộc tải mà chúng ta cài đặt các tham số một cách phù hợp.

Mọi thắc mắc và cần tư vấn để cài đặt thông số kỹ thuật trên máy cắt ACB sao cho đúng xin liên hệ:

Bài viết liên quan

Thang cáp là gì? Ưu điểm nổi bật của thang cáp

Trong các công trình công nghiệp, các tòa nhà chung cư, các tòa nhà văn phòng, doanh nghiệp, … . Thang máng cáp hiện đang được ứng dụng rất phổ biến và việc lựa chọn sử dụng thang cáp được đánh giá là lựa chọn hoàn hảo khi lắp đặt hệ thống cáp điện. Vậy […]

Xem thêm
Thang máng cáp là gì? Ứng dụng của thang máng cáp

Trong quá trình thi công hệ thống điện sẽ cần rất nhiều những thiết bị vật liệu phụ trợ cần thiết. Thang máng cáp cũng là một trong những bộ phận không thể thiếu trong quá trình lắp đặt để tạo ra một hệ thống điện tối ưu nhất. Vậy, thang máng cáp là gì? […]

Xem thêm
Thang mang cap là gì ? Ưu điểm nổi bật của thang máng cáp

Đối với những công trình có quy mô diện tích lớn như: Các khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy, trung tâm thương mại, … Thì việc sử dụng đến thang mang cap là vô cùng quan trọng bởi sự thuận tiện và lợi ích của chúng. Vậy thang máng cáp là gì? Chúng có […]

Xem thêm
Tủ điện ổ cắm công nghiệp là gì ? Ưu điểm nổi trội của tủ điện

Tủ điện ổ cắm công nghiệp được hiện đang rất phổ biến trên thị trường và được sử dụng rộng rãi trong nhà xưởng hặc trạm xe điện lưu động. IEEC Việt Nam – Đơn vị sản xuất và cung cấp, thi công lắp đặt  tủ điện tạm thi công uy tín, chất lượng cho […]

Xem thêm