Bảng chọn tiết diện dây dẫn theo dòng điện

Trong quá trình đấu nối hay nâng cấp hệ thống điện, hệ thống dây điện công nghiệp cho công trình, việc đầu tiên phải làm đó là phải tính toán và lựa chọn tiết diện dây dẫn theo công suất điện cho phù hợp.

Việc này không chỉ quyết định đến tính an toàn trong quá trình sử dụng điện sau này mà nó còn góp phần vào việc tối ưu hóa chi phí đầu tư cho việc lựa chọn thang máng cápđi dây điện và sử dụng nguồn điện hiệu quả.

Trong trường hợp , các kĩ sự điện lựa chọn máng cáp để bảo vệ dây dẫn điện thay cho ống luồn dây điện thì việc tính toán tiết diện dây dẫn cũng giúp tiết kiệm ngân sách cho thi công lắp đặt máng cáp/ thang cáp/ khay cáp. 

Tầm quan trọng của việc lựa chọn tiết diện dây dẫn theo dòng điện

– Nếu không tính toán đúng tiết diện dây dẫn theo dòng điện sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng hiệu quả điện năng.

Trường hợp dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ hơn công suất của dòng điện sẽ dẫn đến hiện tượng quá tải, gây nóng dây.

Nếu cố dùng trong thời gian dài sẽ nhanh làm dây dẫn bị giòn, nóng chảy, gây đứt dây dẫn từ đó làm chập cháy, gây cháy lan, hỏa hoạn rất nguy hiểm.

Nếu dùng dây có tiết diện quá lớn so với dòng điện sẽ gây lãng phí chi phí đầu tư .

– Không chỉ lãng phí chi phí đầu tư cho dây dẫn mà cả chi phí đầu tư cho các thiết bị hỗ trợ bảo vệ như thang máng cápđể phù hợp với tiết diện dây.

Tìm hiểu thêm về thang máng cáp đỡ dây điện cho các công trình tại đây: http://ieec.com.vn/san-pham/san-xuat-thang-mang-cap/

– Bên cạnh đó, yếu tố thẩm mỹ của công trình cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi hệ thống dây dẫn điện trong công trình.

– Khi lựa chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện, khả năng giảm tổn hao điện năng trong quá trình truyền dẫn sẽ tốt hơn, giúp tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng.

1. Bảng chọn tiết diện dây dẫn theo dòng điện

Cách chọn tiết diện dây dẫn được tính toán theo công thức sau

 S = I/J

Trong công thức trên:

– S: tiết diện dây dẫn (mm2)

– I: dòng điện chạy qua mặt cắt vuông (A)

– J: mật độ dòng điện cho phép (A/mm2)

Mật độ cho phép (J) của dây đồng thường xấp xỉ 6A/mm2

Mật độ cho phép (J) của dây nhôm thường xấp xỉ 4,5A/mm2

Trong nhiều trường hợp có thể chọn tiết diện dây dẫn theo kinh nghiệm

– Căn cứ vào việc xác định thiết bị sử dụng dùng điện 1 pha hay 3 pha và nguồn cấp điện cho công trình. Tại nước ta, nguồn điện dùng cho hộ gia đình thường là nguồn điện 1 pha 2 dây.

– Xác định tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện bằng cách tính nôm na tổng của tất cả trị số công suất của các thiết bị tiêu thụ điện trong gia đình. Giá trị này được biểu thị trên các thiết bị tiêu thụ điện (W hoặc kW) như đèn, quạt, tủ lạnh, máy bơm nước,..

Cần quy đổi về cùng 1 đơn vị các trị số công suất theo công thức:

1kW = 1.000W

                                                 1HP = 750W

Có thể lựa chọn dây dẫn theo từng hạng mục công trình bằng cách căn cứ vào công suất chịu tải của từng nhánh trong sơ đồ điện.

Dưới đây là bảng chọn tiết diện dây dẫn theo dòng điện

 

bang-chon-tiet-dien-day-dan-theo-dong-dien

Bảng chọn tiết diện dây dẫn theo dòng điện

Giá trị cường độ dòng điện được xác định bởi các công thức sau

 

cong-thuc-tinh-cuong-do-dong-dien

2. Bảng tra tiết diện dây dẫn điện theo công suất

Căn cứ vào mật độ dòng điện kinh tế

Để có bảng tra tiết diện dây dẫn, người ta sẽ căn cứ vào mật độ dòng điện kinh tế bằng công thức:

S = I ⁄ jkt

Trong công thức trên:

– S : Là tiết diện dây dẫn (đơn vị tính mm2)

– I: Dòng điện trung bình qua phụ tải. Hay dòng điện tính toán lớn nhất của đường dây trong chế độ làm việc bình thường có tính đến tăng trưởng phụ tải theo quy hoạch, không kể đến dòng điện tăng do sự cố hệ thống hoặc phải cắt điện để sửa chữa bất kỳ phần tử nào trên lưới.

– Jkt : Là mật độ dòng điện kinh tế.

Mật độ dòng điện kinh tế được biểu thị ở bảng sau:

mat-do-dong-dien-kinh-te

Các trường hợp không lựa chọn tiết diện dây dẫn theo mật độ dòng điện kinh tế:

– Lưới điện xí nghiệp hoặc công trình công nghiệp đến 1kV có số giờ phụ tải cực đại đến 5000h.

– Lưới phân phối điện áp đến 1kV và lưới chiếu sáng đã chọn theo tổn thất điện áp cho phép.

– Thanh cái mọi cấp điện áp

– Dây dẫn đến biến trở, điện trở khởi động

– Lưới điện tạm thời và lưới điện có thời gian sử dụng dưới 5 năm.

Một số điều kiện khác quyết định đến việc chọn tiết diện dây dẫn

Điều kiện phát nóng lâu dài

Icpbt ≥ Icb = Ilvmax

Theo đó:

  • Icpbt: Là dòng điện cho phép bình thường. Giá trị Icpbt được hiệu chỉnh theo nhiệt độ
  • Icb: Dòng điện cưỡng bức
  • Ilvmax: Dòng điện làm việc cực đại

Điều kiện vầng quang

Uvq ≥ Udmht

Trong đó:

  • Uvq: Điện áp tới hạn có thể phát sinh vầng quang
  • Udmht: Điện áp định mức của hệ thống

Trong điều kiện thời tiết sáng, khô ráo, nhiệt độ xung quanh là 25 độ C, áp suất không khí đạt trong khoảng 750 – 760 mmHg, khi đó, dây dẫn ba pha được bố trí trên đỉnh của một tam giác (có giá trị Uvq) thì sử dụng công thức sau:

Uvq = 84.m.r.lg a/r (kV)

Trong đó:

  • r: bán kính ngoài của dây dẫn
  • a: khoảng cách giữa các trục dây dẫn
  • m: hệ số xét đến độ xù xì của dây dẫn
  • Đối với dây một sợi: thanh dẫn để lâu ngày trong không khí m = 0,93 – 0,98

Đối vối dây nhiều sợi xoắn lấy nhau: m = 0,83 – 0,8

Bảng tra tiết diện dây dẫn theo công suất 2 bảng 1 – 2

 

 bang-tra-tiet-dien-day-dan-theo-cong-suat

                                                                                                                     Bảng 1

 

bang-tra-tiet-dien-day-dan-theo-cong-suat

                                                                                                                   Bảng 2

3. Bảng tra dòng điện cho phép của dây dẫn

Một số yếu tố khác ảnh hưởng tới việc lựa chọn dây dẫn đó là:

Dòng điện định mức

Dòng điện định mức ở một thiết bị điện, điện tử là giới hạn cho phép của dòng điện trong thiết bị đó.

Ở dây dẫn, khi có dòng điện chạy qua dây dẫn, do dòng điện sinh nhiệt nên dây dẫn sẽ nóng lên. Trường hợp nhiệt độ của dây vượt quá mức chịu đựng cho phép thì sẽ dẫn đến hiện tượng cháy, hỏng dây dẫn.

Để tránh hiện tượng trên xảy ra cần lựa chọn dây dẫn điện có tiết diện ruột dẫn lớn hơn.

Độ sụt áp

Sụt áp là hiện tượng đo điện áp đầu nguồn cao hơn điện áp cuối nguồn do điện áp bị mất do điện trở của dây tải. Độ sụt áo phụ thuộc vào các yếu tố:

– Dòng điện tải

– Hệ số công suất

– Chiều dài cáp

– Điện trở cáp

– Điện kháng cáp.

Bên cạnh 2 dòng ống thép luồn dây điện cứng là ống IMC và ống EMT, ống ruột gà lõi thép luồn dây điện cũng là một loại ống luồn dây điện có khả năng chống cháy cao. Tìm hiểu thêm về loại ống luồn dây điện với cấu tạo rất đặc biệt này trong video ngắn dưới đây:

Một số yếu tố ảnh hưởng khác

– Dòng điện ngắn mạch;

– Cách lắp đặt;

– Nhiệt độ môi trường hoặc nhiệt độ đất.

Bảng tra dòng điện cho phép của dây dẫn

(Đối với dây điện chôn trực tiếp trong đất)

Thông số lắp đặt :

– Nhiệt trở suất của đất – 1,2 0Cm/W

– Nhiệt độ đất – 150C

– Độ sâu chôn dây – 0,5m

– Nhiệt độ làm việc tối đa của ruột dẫn là 700C

Hệ số hiệu chỉnh:
– Dòng điện định mức của cáp chôn trực tiếp trong đất phụ thuộc vào nhiệt độ đất và nhiệt trở suất của đất, hệ số ghép nhóm, hệ số điều chỉnh theo độ sâu đặt cáp…
– Dòng điện định mức và độ sụt áp của cáp CVV/DTA , CVV/WA ruột đồng , cách điện PVC, vỏ PVC có giáp bảo vệ.

Tiết diện ruột dẫn 1 lõi 2 lõi 3 và 4 lõi
2 cáp đặt cách khoảng 3 cáp tiếp xúc nhau theo hình 3 lá
Dòng điện định mức Độ sụt áp Dòng điện định mức Độ sụt áp Dòng điện định mức Độ sụt áp Dòng điện định mức Độ sụt áp
mm2 A mV A mV A mV A mV
1,5 33 32 29 25 32 29 27 25
2,5 44 20 38 15 41 17 35 15
4 59 11 53 9,5 55 11 47 9,5
6 75 9 66 6,4 69 7,4 59 6,4
10 101 4,8 86 3,8 92 4,4 78 3,8
16 128 3,2 110 2,4 119 2,8 101 2,4
25 168 1,9 142 1,5 158 1,7 132 1,5
35 201 1,4 170 1,1 190 1,3 159 1,1
50 238 0,97 203 0,82 225 0,94 188 0,82
70 292 0,67 248 0,58 277 0,66 233 0,57
95 349 0,50 297 0,44 332 0,49 279 0,42
120 396 0,42 337 0,36 377 0,40 317 0,35
150 443 0,36 376 0,31 422 0,34 355 0,29
185 497 0,31 423 0,27 478 0,29 401 0,25
240 571 0,26 485 0,23 561 0,24 462 0,21
300 640 0,23 542 0,20 616 0,21 517 0,18
400 708 0,22 600 0,19 693 0,19 580 0,17
500 780 0,20 660 0,18
630 856 0,19 721 0,16
800 895 0,18 756 0,16
1000 939 0,18 797 0,15

 

Đối với đi trong ống đơn tuyến chôn trong đất

Thông số lắp đặt:

– Nhiệt trở suất của đất – 1,20Cm/W

– Nhiệt độ đất – 150C

– Độ sâu chôn cáp – 0,5m .

– Nhiệt độ làm việc tối đa của ruột dẫn là 700C

Dòng điện định mức và độ sụt áp của cáp CVV/DTA, CVV/WA ruột đồng, cách điện PVC, vỏ PVC, có giáp bảo vệ, đi trong ống đơn tuyến chôn trong đất.

2 cáp : ống tiếp xúc nhau 3 cáp: ống xếp theo hình ba lá tiếp xúc nhau
Dòng điện định mức Độ sụt áp Dòng điện định mức Tiết diện ruột dẫn 1 lõi 2 lõi 3 và 4 lõi Độ sụt áp
mm2 A mV A mV A mV A mV
1,5 30 34 28 27 26 29 22 25
2,5 41 22 35 16 34 17 29 15
4 59 12 48 10.5 45 11 38 9,5
6 69 10 60 7.0 57 7,4 48 6,4
10 90 5.0 84 4.0 76 4,4 64 3,8
16 114 3.4 107 2.6 98 2,8 83 2,4
25 150 2.0 139 1.6 129 1,7 107 1,5
35 175 1.4 168 1.2 154 1,3 129 1,1
50 216 1,0 199 0,88 183 0,94 153 0,82
70 262 0,76 241 0,66 225 0,66 190 0,57
95 308 0,61 282 0,53 271 0,49 228 0,42
120 341 0,54 311 0,47 309 0,40 260 0,35
150 375 0,48 342 0,42 346 0,34 292 0,29
185 414 0,44 375 0,38 393 0,29 331 0,25
240 463 0,40 419 0,34 455 0,24 382 0,21
300 509 0,37 459 0,32 510 0,21 428 0,18
400 545 0,34 489 0,30 574 0,19 490 0,17
500 585 0,32 523 0,28
630 632 0,30 563 0,26
800 662 0,28 587 0,25
1000 703 0,27 621 0,23

Như vậy, thông qua bài viết này, hy vọng sẽ cung cấp cho người tiêu dùng những kiến thức cần thiết để có thể lựa chọn được loại dây dẫn phù hợp khi thi tiến hành công tác thi công điện cho công trình của mình.

Để bảo vệ an toàn và giúp kéo dài tuổi thọ sử dụng của dây dẫn điện, người tiêu dùng cũng cần cân nhắc lựa chọn các sản phẩm thang máng cáp điện cho phù hợp.

Thang máng cáp IEEC là sản phẩm được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại, máy móc Nhật Bản nên có chất lượng đảm bảo nhưng giá thành luôn tốt nhất thị trường.

Để được tư vấn kỹ hơn và nhận báo giá thang máng cáp điện xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN IEEC VIỆT NAM
VPGD: Số 14B, Phan Đình Giót, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội\
Nhà máy: Km31 QL6 Chương Mỹ, Hà Nội
Hotline: 098 434 8386
Fanpage: ieec_thangmangcap

Bài viết liên quan

Thang máng cáp điện và ứng dụng trong cuộc sống

Hiện nay, thang máng cáp điện là một trong những sản phẩm được sử dụng phổ biến, là một trong những thành phần không thể thiếu trong việc lắp đặt hệ thống cáp điện tại các công trình xây dựng lớn. Và thường được sử dụng trong các công trình xây dựng lớn như: Trường […]

Xem thêm
Bù công suất phản kháng

Công suất phản kháng là một phần không thể thiếu trong bất kì máy móc nào, đặc biệt là những phụ tải có tính cảm như động cơ không đồng bộ, máy biến áp. Vậy bù công suất phản kháng là gì? Và khi nào phải bù công suất phản kháng? Lợi ích của bù […]

Xem thêm
Điện 3 pha là gì ?

Bạn đang tìm hiểu về nguồn điện 3 pha ? Vậy điện 3 pha là gì ? Cách đấu điện 3 pha như thế nào ? Điện 3 pha được dùng vào việc gì ? Điện 3 pha có dễ đấu không ? Có nguy hiểm không ? Điện 3 pha được dùng trong công […]

Xem thêm
Quy trình sản xuất IEEC

Nội dung chính1 XÁC LẬP ĐỊNH HƯỚNG CỦA WEBSITE2 CHỌN TÊN MIỀN3 CHUẨN BỊ THÔNG TIN ĐẦY ĐỦ XÁC LẬP ĐỊNH HƯỚNG CỦA WEBSITE Bạn muốn website của mình đi theo dạng nào, vừa giới thiệu vừa bán hàng , hay chỉ bán hàng không thôi , hoặc chỉ giới thiệu về sản phẩm còn […]

Xem thêm