Vỏ tủ điện công nghiệp được xem là một trong các bộ phận quan trọng trong bất cứ công trình công nghiệp hay dân dụng nào. Từ trạm biến áp cấp điện đến nhà máy đều phải sử dụng vỏ tủ để cấp nguồn đến các máy móc thiết bị. Vỏ tủ được sử dụng nhằm lắp đặt và bảo vệ các thiết bị điện. Đồng thời là đầu nối cho các công trình đang hoạt động nhằm đảm bảo cách ly với các thiết bị điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành sử dụng. Vậy vỏ tủ điện gồm những loại nào? Công năng và tác dụng của nó ra sao? Cần lưu ý gì trước khi đặt vỏ tủ điện. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chủ đề này ngay sau đây
Nội dung chính
IEEC chuyên nhận gia công vỏ tủ điện theo yêu cầu tại Hà Nội
Các loại vỏ tủ điện công nghiệp hiện nay
Hiện nay, tại IEEC Việt Nam chúng tôi có kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực sản xuất các loại vỏ trạm biến áp, các loại vỏ tủ điện công nghiệp. Với quy mô nhà máy rộng lớn, sản phẩm vỏ tủ điện là một phần trong lĩnh vực sản xuất cơ khí của chúng tôi. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những lưu ý khi đặt hàng.
1. Vỏ trạm kios – vỏ trạm biến áp
Vỏ trạm biến áp kiểu kios: là một vỏ tủ công nghiệp chứa các thiết bị như Máy biến áp, tủ trung thế RMU, tủ hạ thế và tủ tụ bù.
Trạm kios máy biến áp
Những lưu ý khi đặt vỏ trạm kios
- Chiều cao, chiều rộng và chiều sâu của vỏ trạm phụ thuộc vào công suất của máy biến áp và cấp điện áp của máy biến áp.
- Đế trạm biến áp nên được mạ nhúng nóng sau đó sơn đen. Như vậy sẽ hạn chế được sự ăn mòn, bởi đế trạm biến áp là nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt nền bê tông.
- Vật liệu làm vỏ trạm: Vỏ trạm nên được sản xuất bằng loại thép mạ kẽm, sau đó sơn phủ bên ngoài để tạo màu trang trí và tăng thêm độ bền về mặt thời gian cho trạm.
- Trạm được thiết kế thông thoáng, nên có lớp cách nhiệt trên mái
Vỏ trạm biến áp kiểu TRỤ/Trạm một cột: Là một tủ điện công nghiệp được chế tạo đặc biệt, chúng được thiết kế với độ dày lớn hơn các vỏ tủ thông thường khác. Bởi chúng còn chịu sức nặng của máy biến áp đặt lên trên
Trạm một cột – Trạm trụ máy biến áp
2. Vỏ tủ trong nhà
Vỏ tủ trong nhà, là các tủ điện được đặt trong các phòng kỹ thuật hoặc được đặt trong một nơi được che kín nước. Loại tủ này không có khả năng tự chống nước mưa. Vì thế cần được che chắn nước mưa cẩn thận. Sau đây là một số loại tủ điện trong nhà điển hình
2.1. Vỏ tủ acb
Giống như tên gọi củ nó, vỏ tủ ACB là tủ được đặt trong nhà hoặc đặt sau các trạm biến áp. Là tủ chứa đựng acb và các aptomat đảm nhận phân phối điện cho toàn bộ nhà máy, hoặc cho cả một tòa nhà chung cư, khách sạn cao tầng.
2.2. Vỏ tủ MSB, tủ MDB
Tủ MSB (viết tắt của từ Main Switch Board) là tủ đóng cắt chính. Cũng giống như tủ ACB, tủ MSB là tủ đóng cắt chính toàn bộ hệ thống điện cấp sau nó. Nếu ngắt ACB hoặc MCCB ở tủ này thì toàn bộ điện phụ tải sau nó sẽ mất điện
2.3. Vỏ tủ DB
Tủ DB (Distribution Board): Là một dạng tủ đặt trong nhà, tiếp nhận nguồn sau tủ MSB, có chức năng đảm nhận phân phối nguồn để từng thiết bị. Như vậy trong một hệ thống điện sẽ chỉ có 1 tủ MSB và có nhiều tủ DB phía sau tủ MSB. Việc ngắt aptomat hay acb ở tủ DB chỉ ảnh hưởng đến một cụm máy hoặc một phần chiếu sáng của các tòa chung cư cao tầng.
3. Vỏ tủ ngoài trời
Tủ điện ngoài trời là tủ điện có khả năng chống mưa, chống bụi và được đặt bên ngoài trời không có mái che. Tủ điện này yêu cầu các zoăng chắn mưa phải kín khít để không có nước mưa lọt vào, đồng thời phải đảm bảo thông thoáng trong tủ để các thiết bị làm việc một cách ổn định. Điểm khác biệt của loại tủ này so với tủ trong nhà là chúng được làm rộng hơn so với các tủ trong nhà cùng chủng loại và có các gờ chắn mưa
Tủ điện thi công công trường ngoài trời
4. Vỏ tủ inox 304, inox 316
Tủ inox là một trong các loại tủ đặc biệt, chúng được sản xuất bằng inox 304, thậm chí còn là inox 316. Các tủ này được đặt trong môi trường ẩm ướt, hơi muối mặn như trên các con tàu biển hoặc đặt trong môi trường có nhiều khi công nghiệp ăn mòn.
Với ưu điểm là inox chống ăn mòn, tủ có độ bền cao, đa dạng kích thước.
5. Quy trình để sản xuất vỏ tủ điện công nghiệp tại IEEC Việt Nam:
Để đem lại chất lượng tốt nhất cho khách hàng, chúng tôi đã nghiên cứu và xử lý thận trọng trong từng bước làm ! Cùng IEEC tham khảo quy trình sản xuất vỏ tủ điện công nghiệp nhé.
- Đầu tiên, cần lựa chọn những miếng tôn có kích cỡ phù hợp và tiến hành cắt theo đúng quy chuẩn. Kiểm tra lại thật kỹ miếng tôn vừa cắt.
- Tạo lỗ trên máy đột CNC và máy cắt laser.
- Định hình lại miếng tôn.
- Thực hiện hàn ghép và vệ sinh lại mối hàn đối với sản phẩm tủ điện được sử dụng ngoài trời.
- Loại bỏ hoàn toàn dầu mỡ bám trên miếng tôn bằng dung dịch kiềm.
- Tẩy sạch gỉ bám trên miếng tôn bằng dung dịch acid.
- Định hình lại bề mặt bằng các loại hóa chất chuyên dùng.
- Tiến hành thực hiện phốt phát hóa về mặt của sản phẩm.
- Rửa lại với nước và đem hong thật khô.
- Thực hiện sấy khô ở nhiệt độ từ 190 – 200 độ C trong vòng 120 phút.
- Tiến hành lắp ráp vỏ tủ điện và kiểm tra sản phẩm hoàn thiện lần cuối.
6. Địa điểm mua vỏ tủ điện chính hãng, uy tín, giá tốt nhất Hà Nội:
IEEC là đơn vị sản xuất quy mô lớn. Chúng tôi nhận sản xuất vỏ tủ điện và lắp đặt hoàn thiện các tủ điện với chi phí hợp lý và chất lượng vượt trội. Chúng tôi tự tin, sản phẩn do chúng tôi sản xuất đạt phân khúc sản phẩm hạng A, nhưng giá cả ở phân khúc hạng B, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng.
Đặc biệt, các sản phẩm vỏ tủ inox được cắt laser, gia công định hình tại Xưởng IEEC luôn được khách hàng đánh giá cao về chất lượng gia công vượt trội. Yếu tố làm nên sự thành công của IEEC chính là ở con người và công nghệ.
IEEC nhận gia công vỏ tủ điện theo hợp đồng của khách hàng, đáp ứng mọi nhu cầu về kỹ thuật, thẩm mỹ….phục vụ đối tượng khách hàng đa dạng. Cam kết chất lượng sản phẩm và báo giá vỏ tủ điện tốt nhất trên thị trường hiện nay…
Chi tiết xin liên hệ:
- Điện thoại: 024 6686 1838 / 098 434 8386
- Email: tgd.ieec.vn@gmail.com
- Fanpage: Công ty Cổ Phần IEEC Việt Nam